1001 câu hỏi quanh nghị định 32/2015 cập nhật trong phiên bản G8 version 2016
Để tiện lợi trong việc hiểu về nghị định 32/2015 các kỹ sư phần mềm, chuyên viên nghiên cứu dự toán và các nghị định, thông tư của BXD đã đang và chuẩn bị ban hành trong tương lai, chúng tôi đã tổng hợp rất nhiều câu hỏi của các ace sử dụng G8 và quan tâm đến G8 để hướng dẫn lại việc áp dụng nghị định 32/2015 mới của BXD ban hành vào phần mềm Dự toán G8. Tất cả những điều trong nghị định 32/2015 đều đã được đoán biết trước và lập trình sẵn,chỉ chờ ngày mà bộ XD ban hành là G8 cập nhật ngay điều đó chứng tỏ rằng G8 luôn luôn đi trước dẫn đầu về hỗ trợ cho khách hàng,luôn ở tư thế sẵn sàng phục vụ hết mình cho sự yên tâm của khách hàng khi tin tưởng sử dụng phần mềm G8. Sau đây là những câu hỏi và câu trả lời, phần ví dụ các bạn có thể tải về ở đây để tham khảo thêm nhé:
http://www.mediafire.com/download/ly8w89828b1za1g/CongTrinhTheoNghiDinh32_2015.zip
PHẦN I
HẠNG MỤC CHUNG
Câu 1 :
Hỏi :
Tại sao Dự toán G8 Version 2016 lại thấy có các bảng (sheet) mới như : HM chung, HM chung thầu, Dự toán gói thầu ? Chúng để làm gì ?
Hỏi :
Tại sao Dự toán G8 Version 2016 lại thấy có các bảng (sheet) mới như : HM chung, HM chung thầu, Dự toán gói thầu ? Chúng để làm gì ?
Trả lời :
Với tinh thần tính đúng, tính đủ chi phí đầu tư xây dựng công trình tại Điều 3, Khoản 1 mà Nghị Định 32/2015/NĐ-CP đặt ra thì các hạng mục công việc trước đây nằm trong tỷ lệ % của Trực tiếp phí khác, Chi phí chung như An toàn lao động, Thí nghiệm vật liệu v...v giờ đây có thể phải được tính Dự toán chi tiết. Nghĩa là ta không thể tính theo tỷ lệ % vì tù mù, không chính xác.
Do đó phải có các bảng HM chung, Dự toán gói thầu để thể hiện tổng chi phí xây dựng cho các hạng mục chung này một cách tường minh.
Kéo theo đó có thể các tỷ lệ % về Trực tiếp phí khác, Chi phí chung sẽ bị giảm đi do các hạng mục trên đã được tính chi tiết trong chi phí hạng mục chung rồi.
Với tinh thần tính đúng, tính đủ chi phí đầu tư xây dựng công trình tại Điều 3, Khoản 1 mà Nghị Định 32/2015/NĐ-CP đặt ra thì các hạng mục công việc trước đây nằm trong tỷ lệ % của Trực tiếp phí khác, Chi phí chung như An toàn lao động, Thí nghiệm vật liệu v...v giờ đây có thể phải được tính Dự toán chi tiết. Nghĩa là ta không thể tính theo tỷ lệ % vì tù mù, không chính xác.
Do đó phải có các bảng HM chung, Dự toán gói thầu để thể hiện tổng chi phí xây dựng cho các hạng mục chung này một cách tường minh.
Kéo theo đó có thể các tỷ lệ % về Trực tiếp phí khác, Chi phí chung sẽ bị giảm đi do các hạng mục trên đã được tính chi tiết trong chi phí hạng mục chung rồi.
Câu 2 :
Hỏi :
+ Tại sao tôi không thấy 2 chi phí là Trực tiếp phí khác và Nhà tạm, lán trại điều hành thi công trong các bảng “THKP hạng mục” và bảng “Chiết tính” nữa ?
+ Các chi phí này được đưa vào đâu rồi ?
Trả lời :
+ Nếu bạn chọn tính toán chi phí xây dựng theo Nghị Định 32/2015/NĐ-CP thì các chi phí này sẽ không được tính trong 2 bảng “THKP hạng mục” và bảng “Chiết tính” nữa.
Thay vào đó chúng được thể hiện ở bảng HM chung, HM chung thầu và Dự toán gói thầu.
+ Nếu bạn chọn tính toán chi phí xây dựng theo Nghị Định 32/2015/NĐ-CP thì các chi phí này sẽ không được tính trong 2 bảng “THKP hạng mục” và bảng “Chiết tính” nữa.
Thay vào đó chúng được thể hiện ở bảng HM chung, HM chung thầu và Dự toán gói thầu.
Nếu bạn để tỷ lệ Trực tiếp phí khác là 2,5% thì chi phí này sẽ được thể hiện ở mục : “ 2. Chi phí một số công tác không xác định được khối lượng từ thiết kế “ trong 3 bảng HM chung, HM chung thầu và Dự toán gói thầu.
Nếu bạn để tỷ lệ Nhà tạm lán trại là 1% thì chi phí này sẽ được thể hiện ở mục : “ 1. Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công “ trong 3 bảng HM chung, HM chung thầu và Dự toán gói thầu.
+ Ngược lại, nếu bạn chọn tính chi phí xây dựng theo Thông tư 04/2010/TT-BXD thì hai chi phí Trực tiếp phí khác và Nhà tạm lán trại vẫn được tính toán, thể hiện bình thường trong các bảng “THKP hạng mục” và bảng “Chiết tính” như trước đây.
Tuy nhiên trong trường hợp này bạn không nên quan tâm đến các bảng HM chung, HM chung thầu và Dự toán gói thầu nữa.
Câu 3 :
Hỏi :
Chủ đầu tư yêu cầu tôi không được tính chi phí Nhà tạm, lán trại theo tỷ lệ %, ví dụ 1% nữa mà họ yêu cầu tính dự toán chi tiết cho phần chi phí Nhà tạm này và thể hiện ở bảng Hạng mục chung và Dự toán gói thầu.
Trong Dự toán G8 làm thế nào ?
Tuy nhiên trong trường hợp này bạn không nên quan tâm đến các bảng HM chung, HM chung thầu và Dự toán gói thầu nữa.
Câu 3 :
Hỏi :
Chủ đầu tư yêu cầu tôi không được tính chi phí Nhà tạm, lán trại theo tỷ lệ %, ví dụ 1% nữa mà họ yêu cầu tính dự toán chi tiết cho phần chi phí Nhà tạm này và thể hiện ở bảng Hạng mục chung và Dự toán gói thầu.
Trong Dự toán G8 làm thế nào ?
Trả lời :
Bạn tạo một hạng mục cho phần Nhà tạm này là xong thôi.
Cách tạo như sau :
Bạn tạo một hạng mục cho phần Nhà tạm này là xong thôi.
Cách tạo như sau :
+ Trong sheet Công trình bạn tạo một hạng mục mới : ở cột Mã số đơn giá nhập “ HM ”; ở cột Tên công tác nhập tên của hạng mục nhà tạm này, ví dụ : “ NHÀ TẠM ĐIỀU HÀNH THI CÔNG VÀ LÁN TRẠI CHO CÔNG NHÂN Ở “.
+ Tiếp theo, bạn xuống các dòng dưới để nhập các công tác như bình thường, ví dụ các công tác đào móng, xây, trát, lợp mái tôn v...v.
+ Vào menu Công trình --> Hệ số chi phí xây lắp. Chọn hạng mục “ NHÀ TẠM ĐIỀU HÀNH THI CÔNG VÀ LÁN TRẠI CHO CÔNG NHÂN Ở “.
Click vào mục “ Loại hạng mục “ rồi chọn giá trị là “ Nhà tạm “. Nhấn nút Chấp nhận.
Click vào mục “ Loại hạng mục “ rồi chọn giá trị là “ Nhà tạm “. Nhấn nút Chấp nhận.
Khi đó chi phí xây dựng nhà tạm, lán trại này sẽ được thể hiện trong các bảng như HM chung, HM chung thầu và Dự toán gói thầu.
Câu 4 :
Hỏi :
Đối với Dự toán G8 Version 2016 thì làm thế nào để tạo ra các hạng mục chung như : Di chuyển máy, thiết bị, người lao động; Bảo đảm an toàn giao thông; Hoàn trả hạ tầng kỹ thuật; Bơm nước; An toàn lao động; Thí nghiệm Vật liệu v...v ?
Trả lời :
Bạn tạo các hạng mục tương ứng cho Bảo đảm an toàn giao thông, Bơm nước, An toàn lao động v...v tương ứng.
Cách tạo như sau :
Bạn tạo các hạng mục tương ứng cho Bảo đảm an toàn giao thông, Bơm nước, An toàn lao động v...v tương ứng.
Cách tạo như sau :
+ Trong sheet Công trình bạn lần lượt tạo ra các hạng mục mới : ở cột Mã số đơn giá nhập “ HM ”; ở cột Tên công tác nhập tên của hạng mục, ví dụ : “ BƠM NƯỚC “; “ AN TOÀN LAO ĐỘNG “ v...v.
+ Tiếp theo, bạn xuống các dòng dưới để nhập các công tác, thông thường là tạm tính, ví dụ :
Mã công tác là TT; Tên công tác là Trang bị mũ bảo hiểm ATLĐ cho công nhân; Đơn vị tính là Cái; Khối lượng là 55 cái; Đơn giá VL là 150.000 đ; Đơn giá máy là 2.000 đ.
Mã công tác là TT; Tên công tác là Trang bị mũ bảo hiểm ATLĐ cho công nhân; Đơn vị tính là Cái; Khối lượng là 55 cái; Đơn giá VL là 150.000 đ; Đơn giá máy là 2.000 đ.
+ Vào menu Công trình --> Hệ số chi phí xây lắp. Chọn các hạng mục : “ BƠM NƯỚC“, “ AN TOÀN LAO ĐỘNG” v..v mà bạn vừa tạo ra ở trên.
Click vào mục “ Loại hạng mục “ rồi chọn giá trị là “ Hạng mục chung “. Nhấn nút Chấp nhận.
Click vào mục “ Loại hạng mục “ rồi chọn giá trị là “ Hạng mục chung “. Nhấn nút Chấp nhận.
Khi đó các chi phí Bơm nước, An toàn lao dộng v...v này sẽ được thể hiện ở mục “ 3. Các chi phí hạng mục chung còn lại “ trong các bảng như HM chung, HM chung thầu và Dự toán gói thầu.
Câu 5 :
Hỏi :
Tôi muốn quay trở lại để tính công trình theo Thông tư 04/2010/TT-BXD cũ thì làm thế nào ?
Ngược lại, tôi muốn tính theo Nghị định 32/2015/NĐ-CP mới thì làm thế nào ?
Trả lời :
+ Ở các bảng ( sheet ) “THKP hạng mục”, “ Chiết tính “, bạn click vào mục “ Thông tư “ trên thanh công cụ, phía dưới cùng màn hình.
Chọn giá trị là “ 04/2010/Bộ Xây dựng ”. Sau đó nhấn phím F5 để G8 tính toán lại theo thông tư này.
+ Ở các bảng ( sheet ) “THKP hạng mục”, “ Chiết tính “, bạn click vào mục “ Thông tư “ trên thanh công cụ, phía dưới cùng màn hình.
Chọn giá trị là “ 04/2010/Bộ Xây dựng ”. Sau đó nhấn phím F5 để G8 tính toán lại theo thông tư này.
+ Ngược lại, ở mục “ Thông tư “, bạn chọn giá trị là “ Nghị định 32/2015/NĐ-CP” rồi nhấn phím F5 thì G8 sẽ tính toán các bảng tương ứng theo Nghị định này.
PHẦN II
CHI PHÍ DỰ PHÒNG
CHI PHÍ DỰ PHÒNG
Câu 1 :
Hỏi :
Làm thế nào để tính Chi phí Dự phòng trong phần mềm Dự toán G8 ?
Hỏi :
Làm thế nào để tính Chi phí Dự phòng trong phần mềm Dự toán G8 ?
Trả lời :
Trong phần mềm G8 thì chi phí Dự phòng (cho khối lượng phát sinh và cho trượt giá) được thể hiện trong 2 bảng là “ TH kinh phí “ và “ Dự toán gói thầu ”.
Lưu ý theo Nghị Định 32/2015/NĐ-CP là khi bạn làm Hồ sơ dự thầu thì bạn được phép tính toán cả chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh và cho trượt giá vào nhé.
Trong phần mềm G8 thì chi phí Dự phòng (cho khối lượng phát sinh và cho trượt giá) được thể hiện trong 2 bảng là “ TH kinh phí “ và “ Dự toán gói thầu ”.
Lưu ý theo Nghị Định 32/2015/NĐ-CP là khi bạn làm Hồ sơ dự thầu thì bạn được phép tính toán cả chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh và cho trượt giá vào nhé.
Dự phòng cho khối lượng phát sinh được khuyến nghị tính theo tỷ lệ %, ví dụ 10% hoặc thậm chí chỉ là 5%.
Dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính toán và thể hiện chi tiết trong 2 sheet “ Dự phòng “ và “ Dự phòng thầu “.
Dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính toán và thể hiện chi tiết trong 2 sheet “ Dự phòng “ và “ Dự phòng thầu “.
Trong đó :
sheet Dự phòng : Tính toán chi phí dự phòng do trượt giá cho Dự toán và Tổng mức đầu tư
sheet Dự phòng thầu : Tính toán chi phí dự phòng do trượt giá cho Hồ sơ dự thầu.
sheet Dự phòng : Tính toán chi phí dự phòng do trượt giá cho Dự toán và Tổng mức đầu tư
sheet Dự phòng thầu : Tính toán chi phí dự phòng do trượt giá cho Hồ sơ dự thầu.
Câu 2 :
Hỏi :
Tôi thấy theo mặc định thì G8 để các thông số để tính Dự phòng cho trượt giá như sau :
+ Chỉ số giá xây dựng của 5 năm, trong đó 4 năm đầu là 105%, còn năm cuối là 110%.
Ví dụ : các năm 2010, 2011, 2012 và 2013 là 105%; năm cuối 2014 là 110%.
Ví dụ : các năm 2010, 2011, 2012 và 2013 là 105%; năm cuối 2014 là 110%.
+ Vốn xây dựng được phân bổ thì G8 phân đều cho 3 năm, tính từ năm hiện hành trên hệ thống máy tính. Ví dụ trong 3 năm : 2015, 2016 và 2017 mỗi năm 15,3 tỷ đồng.
Nay tôi muốn thay đổi các thông số trên thì làm thế nào ?
Trả lời :
+ Bạn sang các sheet “ Dự phòng “ hoặc “ Dự phòng thầu “.
+ Bạn sang các sheet “ Dự phòng “ hoặc “ Dự phòng thầu “.
+ Sau đó click vào mục “ Nhập chỉ số giá, phân bổ vốn “ trên thanh công cụ, phía dưới cùng màn hình.
+ Tiếp theo bạn điều chỉnh, nhập lại các năm, chỉ số giá xây dựng công trình tương ứng với năm đó cũng như phân bổ vốn cho các năm. Năm nào thừa thì bạn bôi đen cả dòng rồi nhấn nút “ Delete “ để xóa đi.
+ Ngoài ra, G8 để mặc định giá trị “ Mức biến động chỉ số giá “ là 0,05 (tức 5%). Bạn nên tham khảo ý kiến các chuyên gia tài chính, các giám đốc tài chính - CFO hoặc gần gũi hơn trao đổi với chính sếp của bạn để được khuyến nghị chuẩn xác hơn về giá trị này.
+ Nhấn nút “ Chấp nhận “ để G8 tính toán lại chi phí Dự phòng do trượt giá theo các thông số mà bạn vừa thay đổi.
Câu 3 :
Hỏi :
Tôi muốn bỏ Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá đi thì làm thế nào ?
Trả lời :
+ Bạn sang các sheet “ Dự phòng “ hoặc “ Dự phòng thầu “.
+ Bạn sang các sheet “ Dự phòng “ hoặc “ Dự phòng thầu “.
+ Sau đó click vào mục “ Nhập chỉ số giá, phân bổ vốn “ trên thanh công cụ, phía dưới cùng màn hình.
+ Tiếp theo bạn nhập lại Mức biến động chỉ số giá là “ 0 “ (số không). Chỉ số giá xây dựng các năm bạn để bằng nhau.
+ Nhấn nút “ Chấp nhận “ để G8 tính toán lại thì chi phí Dự phòng do trượt giá sẽ bằng 0 vì không có gì thay đổi (không biến động, thị trường giá cả bình lặng, lạm phát sấp xỉ 0% và tôi cũng mong như thế lắm !) về chỉ số giá xây dựng cả.
Câu 4 :
Hỏi :
Tôi muốn thay đổi Tỷ lệ % Chi phí dự phòng cho khối lượng phát sinh, ví dụ thành 5% thì làm thế nào ?
Trả lời :
+ Bạn vào menu Công trình --> Hệ số chi phí xây lắp.
+ Click nút “ Chọn cả “ để chọn tất cả các hạng mục có trong công trình.
+ Bạn vào menu Công trình --> Hệ số chi phí xây lắp.
+ Click nút “ Chọn cả “ để chọn tất cả các hạng mục có trong công trình.
+ Thay đổi giá trị ô Hệ số CP dự phòng theo ý của bạn, ví dụ thành 5% rồi nhấn nút “ Chấp nhận “
+ Sang các sheet “ TH kinh phí “ và “ Dự toán gói thầu “ để xem công thức và kết quả tính toán.
PHẦN III
DỰ TOÁN GÓI THẦU
Câu 1 :
Hỏi :
Nghị Định 32/2015/NĐ-CP đưa ra một khái niệm khá mới là Dự toán gói thầu từ Điều 12 trở đi.
Nó dùng để làm gì và thể hiện như thế nào trong Dự toán G8 ?
Hỏi :
Nghị Định 32/2015/NĐ-CP đưa ra một khái niệm khá mới là Dự toán gói thầu từ Điều 12 trở đi.
Nó dùng để làm gì và thể hiện như thế nào trong Dự toán G8 ?
Trả lời :
Phần mềm G8 cũng đã bổ sung thêm sheet “ Dự toán gói thầu “ nhằm đáp ứng yêu cầu trên của Nghị Định 32/2015.
Phần mềm G8 cũng đã bổ sung thêm sheet “ Dự toán gói thầu “ nhằm đáp ứng yêu cầu trên của Nghị Định 32/2015.
Như đã trình bày ở Chương nói về Hạng mục chung thì trong sheet này thể hiện 3 nội dung chính gồm có :
+ 1. Chi phí xây dựng của gói thầu
+ 2. Chi phí Hạng mục chung
+ 3. Chi phí dự phòng (cho KL phát sinh + cho Trượt giá)
+ 1. Chi phí xây dựng của gói thầu
+ 2. Chi phí Hạng mục chung
+ 3. Chi phí dự phòng (cho KL phát sinh + cho Trượt giá)
Nghĩa là khác với trước đây khi làm thầu bạn chỉ tính toán 2 bảng Chiết tính và Dự thầu là xong. Nay nếu làm theo Nghị Định 32/2015 thì bạn phải tính toán thêm các bảng như : HM chung thầu, Dự phòng thầu, và Dự toán gói thầu. Tổng cộng thành 5 bảng thì mới đủ.
Con số cuối cùng trong bảng Dự toán gói thầu mới là giá trị của gói thầu mà bạn đem đi để đấu.
Con số cuối cùng trong bảng Dự toán gói thầu mới là giá trị của gói thầu mà bạn đem đi để đấu.
Về các vấn đề : Hạng mục chung, Dự phòng thì xin bạn xem chi tiết các chương tương ứng phía trên trong tài liệu này.
Câu 2 :
Hỏi :
Tôi thấy trong bảng Dự toán gói thầu cũng đã thể hiện chi tiết Hạng mục chung rồi.
Vậy sao lại còn có sheet “ HM chung thầu “ thể hiện nội dung trùng với mục “ 2. Chi phí hạng mục chung “ trong sheet Dự toán gói thầu ?
Trả lời :
Đúng là chúng trùng nhau như bạn mô tả ở trên.
Tuy nhiên có những chủ đầu tư yêu cầu thể hiện riêng phần chi phí xây dựng chính trong sheet Dự thầu và thể hiện chỉ mỗi chi phí Hạng mục chung trong sheet “ HM chung thầu” thì rõ ràng bạn phải in ấn sheet này cho họ xem riêng.
Đúng là chúng trùng nhau như bạn mô tả ở trên.
Tuy nhiên có những chủ đầu tư yêu cầu thể hiện riêng phần chi phí xây dựng chính trong sheet Dự thầu và thể hiện chỉ mỗi chi phí Hạng mục chung trong sheet “ HM chung thầu” thì rõ ràng bạn phải in ấn sheet này cho họ xem riêng.
Ngược lại, nếu họ không yêu cầu gì thì bạn chỉ cần in sheet Dự toán gói thầu mà thôi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét